Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Xem ngay câu trả lời từ chuyên gia

thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không

Thoát vị đĩa đệm được xem là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Không chỉ gây ra nhiều cơn đau dữ dội, người bệnh còn có nguy cơ teo cơ, bại liệt bất cứ lúc nào nếu không kịp thời điều trị.

Do đó, việc lựa chọn đi bộ như một bộ môn thể dục thể thao phù hợp giúp duy trì sức khỏe cột sống bền vững là giải pháp an toàn và tiện lợi nhất hiện nay. Vậy, người bệnh Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Đi bộ bao nhiêu phút là đủ? Xem ngay bài viết dưới đây là tìm ra câu trả lời chi tiết nhất.

I. Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Câu trả lời từ chuyên gia

Đi bộ là hoạt động nhẹ nhàng, đơn giản và tiện lợi mà bất cứ người bệnh Thoát vị đĩa đệm nào cũng có thể thực hiện được. Ngoài ra, Đi bộ còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội khác dành cho người Thoát vị đĩa đệm, có thể kể đến như:

  • Tăng cường lưu thông máu: Đi bộ nhẹ nhàng giúp máu và oxy lưu thông tốt hơn đến khu vực đĩa đệm bị tổn thương, thúc đẩy quá trình chữa lành tự nhiên.
  • Giảm áp lực lên đĩa đệm: Tư thế đi bộ thẳng lưng giúp giảm bớt áp lực chèn ép lên cột sống và rễ thần kinh so với việc ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Giúp củng cố các nhóm cơ cốt lõi (cơ lưng, cơ bụng), tạo thành một “bộ khung” tự nhiên hỗ trợ cột sống vững chắc hơn.
  • Cải thiện sự linh hoạt và giảm cứng khớp: Vận động nhẹ nhàng giúp bôi trơn các khớp, giảm tình trạng co cứng vào buổi sáng.
  • Giải tỏa tâm lý, giảm căng thẳng: Đi bộ giúp cơ thể sản sinh endorphin – hormone giảm đau và cải thiện tâm trạng một cách tự nhiên.

II. Hướng dẫn đi bộ đúng cách và an toàn cho người bị thoát vị đĩa đệm

Thoạt nghĩ, đi bộ là hoạt động thường diễn ra hàng ngày nên người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện theo thói quen. Tuy nhiên, để cải thiện sức khỏe cột sống bằng phương pháp đi bộ, người bệnh Thoát vị đĩa đệm cần chú trọng các hướng dẫn quan trọng sau:

1. Khởi động kỹ trước khi đi bộ

Việc khởi động trước khi đi bộ giúp người bệnh chuẩn bị cơ thể linh hoạt, khả năng điều chỉnh nhịp thở cũng như lưu lượng máu đến cơ bắp trong cơ thể cũng hiệu quả hơn.

  • Bước 1: Xoay đều các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông và vai theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ khoảng 5 phút.
  • Bước 2: Nâng cao đầu gối lên phía trước đồng thời kéo tay về phía sau, lặp lại khoảng 10 – 15 lần.
  • Bước 3: Đi bộ tại chỗ với tốc độ chậm rồi tăng dần kết hợp với các động tác tay thả lỏng, đong đưa nhẹ nhàng như khi đi bộ thực tế.

2. Tư thế đi bộ chuẩn y khoa

Người bệnh Thoát vị đĩa đệm cần chú trọng việc đi bộ đúng tư thế bởi khi đi bộ, cột sống đang được duy trì độ cong tự nhiên – Điều rất quan trọng giúp cải thiện sức khỏe cột sống.

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không

Tư thế đi bộ chuẩn y khoa mà người bệnh Thoát vị đĩa đệm cần thực hiện theo:

  • Đầu và cổ: Giữ thẳng, mắt nhìn về phía trước, cằm song song với mặt đất.
  • Vai: Thả lỏng, giữ vai cân bằng, không gồng cứng.
  • Lưng: Giữ thẳng tự nhiên, không ưỡn ngực hay gù lưng.
  • Bụng: Hơi hóp nhẹ để kích hoạt cơ lõi.
  • Tay: Vung tay tự nhiên, nhẹ nhàng.
  • Bước chân: Tiếp đất bằng gót chân rồi đến cả bàn chân và mũi chân. Bước đi nhịp nhàng, tránh lê chân hoặc dẫm quá mạnh.

3. Thời gian và tần suất hợp lý

Không phải lúc nào đi bộ cũng là tốt và cũng không phải thỉnh thoảng đi bộ có thể khiến người bệnh Thoát vị đĩa đệm hết đau ngay mà cần xây dựng thói quen, tần suất hợp lý, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn cấp (đau nhiều): Chỉ nên đi lại nhẹ nhàng trong nhà, vài phút mỗi lần.
  • Khi cơn đau đã giảm: Bắt đầu với 10-15 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần 5 phút mỗi tuần.
  • Mục tiêu: Duy trì 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần khi cơ thể đã thích nghi.
  • Lưu ý: Luôn “lắng nghe” cơ thể, không cố gắng quá sức.

4. Lựa chọn địa hình và giày dép phù hợp

Người bệnh Thoát vị đĩa đệm cần lựa chọn loại giày dép phù hợp nhằm giảm áp lực lên cột sống. Đồng thời, hạn chế đi bộ ở địa hình gồ ghề, nhiều chướng ngại vật tránh bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Phương thức chọn địa hình và giày dép phù hợp:

  • Địa hình: Ưu tiên bề mặt phẳng, mềm như đường đất, sân cỏ, đường chạy bộ chuyên dụng. Tránh đường dốc, gồ ghề, bậc thang.
  • Giày dép: Chọn giày thể thao vừa vặn, có đế êm, khả năng nâng đỡ tốt để giảm xóc cho cột sống.

III. Những trường hợp KHÔNG NÊN đi bộ khi bị Thoát vị đĩa đệm

Không phải người bệnh Thoát vị đĩa đệm nào cũng có thể đi bộ mà nhiều bệnh nhân được nêu dưới đây cần tránh việc đi bộ để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

  • Khi đang trong giai đoạn viêm cấp, cơn đau dữ dội, không thể đứng thẳng.
  • Khi đi bộ gây ra cảm giác đau nhói, tê bì hoặc yếu liệt tăng lên ở chân/tay.
  • Khi có các triệu chứng nguy hiểm như hội chứng đuôi ngựa (rối loạn tiểu tiện, mất cảm giác vùng tầng sinh môn).
  • Khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ là cần nghỉ ngơi tuyệt đối.

IV. Cần làm gì nếu cảm thấy đau khi đang đi bộ?

Ngay khi cảm nhận cơn đau khi đi bộ, người bệnh Thoát vị đĩa đệm nên thực hiện các giải pháp cấp thiết sau đây:

  • Ngừng lại ngay lập tức.
  • Tìm một nơi để ngồi nghỉ ngơi.
  • Thực hiện vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng nếu có thể.
  • Nếu cơn đau không giảm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu.

Người bệnh Thoát vị đĩa đệm đi bộ nhưng thường xuyên gặp những cơn đau đột ngột hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi, cơn đau vẫn kéo dài, hãy nhanh chóng tìm gặp Bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp để được thăm khám kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không

V. Các bài tập thay thế hoặc bổ trợ cho đi bộ

Bên cạnh đi bộ, người bệnh Thoát vị đĩa đệm có thể lựa chọn nhiều bài tập cải thiện sức khỏe cột sống đơn giản mà hiệu quả bên dưới đây:

  • Bơi lội, đi bộ dưới nước là bộ môn thể thao cải thiện đáng kể sức bền và khả năng vận động vượt trội của toàn bộ cơ thể.
  • Đạp xe tại chỗ với cường độ phù hợp giúp người bệnh Thoát vị đĩa đệm tăng cường sức mạnh tim, phổi và sức bền. Tuy nhiên, người bệnh nên điều chỉnh yên xe phù hợp để cột sống luôn được thư giãn, giảm áp lực tối đa.
  • Các bài tập vật lý trị liệu chuyên biệt theo hướng dẫn của chuyên gia.
  • Yoga trị liệu với các tư thế an toàn cho cột sống giúp cân bằng sự linh hoạt cùng nhịp thở giúp tuần hoàn máu ổn định, trơn tru hơn.

VI. Điều trị Thoát vị đĩa đệm ở đâu uy tín

Tại Phường Thủ Dầu Một, Thành phố Hồ Chí Minh – Phòng khám MBJ là Đơn vị đầu tiên và duy nhất chuyên điều trị Thoát vị đĩa đệm bằng Phác đồ chuẩn Mỹ mà không cần dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật.

MBJ quy tụ Hội đồng Bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp hàng đầu khu vực với kinh nghiệm điều trị hơn 10 năm cùng kiến thức tu nghiệp nước ngoài nhiều năm giúp chẩn đoán chính xác, xây dựng Phác đồ điều trị tối ưu cùng trái tim tận tâm, luôn thăm khám và đồng hành 1:1 cùng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không

Thêm vào đó, Phòng khám MBJ còn sở hữu Hệ thống Máy móc Công nghệ cao nhập khẩu từ Mỹ và đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ, kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể mà không cần xâm lấn. Đẩy mạnh hiệu quả điều trị ngay từ buổi đầu tiên điều trị mà không cần nằm viện, không để lại bất kỳ di chứng nào.

Kết luận

Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không. Người bệnh có thể đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút với tư thế đúng giúp cải thiện sức khỏe cột sống hiệu quả. Tuy nhiên, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu gặp phải những cơn đau đột ngột hoặc những dấu hiệu tê buốt bất thường để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý Thoát vị đĩa đệm hoặc bất kỳ bệnh lý Cơ – Xương – Khớp nào, đừng ngần ngại liên hệ hotline 077 822 2929 để được Trợ lý Bác sĩ MBJ tư vấn chi tiết hoàn toàn miễn phí nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG MBJ

12H Đường N2, TTTM Bạch Đằng, P. Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Thứ hai - Chủ nhật: 07:00 - 19:00

Hotline tư vấn & đặt lịch: 077 822 2929 & 090 158 5193

phongkhamphcnmbj@gmail.com