Gai cột sống

Gai cột sống

Bệnh lý Gai cột sống xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, có tiến triển âm thầm nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau nhức mãn tính, tê buốt như kim châm, thậm chí là bại liệt nếu không điều trị kịp thời. Do đó, bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu bệnh lý và thăm khám sớm để tránh 

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống là tình trạng lắng đọng và tích tụ canxi ở xương khớp. Đây là căn bệnh mãn tính xuất hiện do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể gây ra nhiều cơn đau nhức dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Gai cột sống

Gai cột sống

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng làm người bệnh mất dần khả năng vận động, thậm chí là bại liệt hoàn toàn.

Nguyên nhân bệnh Gai cột sống

Thoái hoá cột sống: Hầu hết các trường hợp mắc bệnh Gai cột sống đều bị Thoái hóa cột sống khi xương khớp bị lão hóa và dễ nứt vỡ. Lúc này, cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể là ngăn chặn sự lão hóa này và không ngừng gia tăng canxi vào vùng bị tổn thương. Tuy nhiên, chính quá trình này lại khiến canxi lắng đọng ở nơi bị tổn thương, thiếu hụt ở nơi khỏe mạnh. Từ đó, hình thành các hõm xương ở nơi thiếu hụt, gai xương ở nơi dư thừa canxi.

Viêm khớp cột sống: Khi hai bề mặt xương tiếp xúc và cọ xát nhiều với nhau khiến cơ thể “bật chế độ” tự miễn bằng cách điều chỉnh cột sống khiến các đốt sống dần bị xơ hóa và hình thành gai.

Yếu tố di truyền: Một số người bệnh bẩm sinh đã có đĩa đệm và cột sống yếu hơn người bình thường. Điều này khiến gia đình có nhiều người mắc Gai cột sống thì nguy cơ di truyền cho thế hệ tiếp theo càng cao. 

Chấn thương: Các chấn thương cột sống do chơi thể thao, tai nạn, sinh hoạt… khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương, xẹp làm các đốt sống cọ xát nhiều và gai xương cũng bắt đầu hình thành.

Dấu hiệu nhận biết Gai cột sống

Gai cột sống gây ra những cơn đau nhức dữ dội ở các vùng mà xương hình thành gai, trong đó vùng cột sống lưng và cột sống cổ là hai vị trí thường xuất hiện gai.

Dấu hiệu nhận biết Gai cột sống

Dấu hiệu nhận biết Gai cột sống

Dấu hiệu Gai cột sống lưng:

– Vùng thắt lưng có cảm giác đau nhức dữ dội, dần lan rộng xuống hông và chân.

– Thông thường các cơn đau có thể kéo dài từ 5-6 tuần.

– Cơn đau tăng nhiều khi người bệnh ngồi lâu một chỗ, cúi người hoặc vặn mình.

– Cơ thể có xu hướng nghiêng về trước hoặc sau, người bệnh có cảm giác mất cân bằng khi di chuyển.

Dấu hiệu nhận biết Gai cột sống cổ

– Vùng cổ hoặc quanh cổ có cảm giác đau nhức khi thay đổi thời tiết hoặc cử động mạnh.

– Nhức mỏi vùng cổ vai gáy kèm tê buốt lan dọc từ cổ xuống tay.

– Cứng khớp cổ, khó khăn khi ngửa đầu hoặc quay sang hai bên.

– Thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu lan đến đỉnh đầu.

Trên đây chỉ là những triệu chứng thường gặp ở bệnh Gai cột sống nhưng để xác định chính xác bệnh lý cũng như mức độ nghiêm trọng, người bệnh nên thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp với kết quả chụp X-quang.

Gai cột sống có nguy hiểm không?

Gai cột sống là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, bạn cần có phương pháp điều trị sớm để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh.

Gai cột sống có thể gây bại liệt nếu không điều trị kịp thời

Gai cột sống có thể gây bại liệt nếu không điều trị kịp thời

– Chèn ép dây thần kinh và tủy sống gây đau nhức dữ dội.

– Bệnh lý Hẹp ống sống: Theo thời gian ngày càng nhiều các gai xương mới sẽ được hình thành và phát triển lớn dần làm hẹp ống sống, khiến người bệnh không chỉ đau nhức mà còn có cảm giác yếu cơ, tê buốt tay chân.

– Rối loạn tiền đình: Gai cột sống cổ có thể chèn ép quá trình lưu thông máu từ cổ đến não khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, mất thăng bằng… thậm chí là đột quỵ.

– Bại liệt toàn thân: Khi hệ thống các dây thần kinh bị Gai cột sống chèn ép quá lâu, chức năng vận động do hệ thần kinh điều khiển sẽ tê liệt, người bệnh mất dần khả năng vận động.

Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tham gia Tầm soát sức khỏe xương khớp định kỳ từ 6 tháng – 1 năm cùng Bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp để bảo vệ tối ưu sức khỏe bản thân và gia đình.

Bệnh Gai cột sống có chữa được không?

Hiện nay, bệnh Gai cột sống đã được tiếp nhận bằng nhiều phương pháp khác nhau với những ưu, nhược điểm nổi bật.

Tập luyện thể thao: Việc tập luyện nhẹ nhàng yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội… có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức tạm thời nhưng bệnh nhân cần cân nhắc sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Dùng thuốc giảm đau: Nhằm cắt giảm cơn đau tức thì, bác sĩ thường kê toa thuốc giảm đau cho người bệnh. Thế nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời bởi thuốc không có tác dụng ngăn chặn quá trình hình thành Gai cột sống mà chỉ làm tê liệt các dây thần kinh. Ngoài ra, lạm dụng thuốc giảm đau còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, suy nhược chức năng gan, suy nhược chức năng thận, đục thủy tinh thể, loãng xương…. 

Phẫu thuật: Biện pháp phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp quá nặng với những bệnh nhân mắc Gai cột sống quá dài hoặc quá to, chèn ép dây thần kinh và tủy sống nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh Gai cột sống vẫn có thể tái phát ở vị trí cũ do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tư thế vận động sai hoặc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Đồng thời, tỉ lệ thành công khi phẫu thuật chỉ 50% và nhiều rủi ro trong và sau khi mổ tương đối cao.

Phương pháp điều trị Gai cột sống không thuốc, không tiêm, không phẫu thuật

Phác đồ điều trị Gai cột sống chuẩn Mỹ tại MBJ tập trung chữa trị từ gốc bệnh: Sắp xếp lại các đốt sống sai lệch và làm giảm chèn ép dây thần kinh.

Phương pháp điều trị Gai cột sống tại MBJ

Phương pháp điều trị Gai cột sống tại MBJ

Hội đồng bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp MBJ sử dụng phương pháp điều trị theo nền Y học hiện đại kết hợp Trị liệu Vật lý cùng Trị liệu Công nghệ cao đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ: Siêu công nghệ Giảm đau đa điểm Tecar Therapy, Sóng xung kích Shockwave, Trị liệu cường độ cao Laser Therapy, Siêu âm đa tần Chattanooga… chấm dứt cơn đau mà không để lại bất kỳ di chứng nào.

Gai cột sống có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Chính vì thế, ngay khi cảm nhận những cơn đau nhức bất thường, người bệnh nên thăm khám ngay cùng bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và có phác đồ điều trị kịp thời.

————— 

MBJ – PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO TIÊU CHUẨN MỸ 

Địa chỉ: 12H Đường N2, TTTM Bạch Đằng, P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Đặt lịch thăm khám cùng MBJ: 077 822 2929 hoặc 090 158 5193

Website: phongkhammbj.com



 

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG MBJ

12H Đường N2, TTTM Bạch Đằng, P. Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Thứ hai - Chủ nhật: 07:00 - 19:00

Hotline tư vấn & đặt lịch: 077 822 2929 & 090 158 5193

phongkhamphcnmbj@gmail.com