Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến thường gặp ở nhóm người từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên bệnh lại đang có dấu hiệu trẻ hóa trong những năm gần đây. Không chỉ gây đau nhức, Thoái hoác cột sống còn có thể khiến người bệnh bại liệt vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh nên nhận biết dấu hiệu bệnh và sớm có phương pháp điều trị đúng đắn giúp bảo vệ cột sống khỏe mạnh.

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng xương khớp tại cột sống bị lão hóa tự nhiên theo thời gian, đây là căn bệnh mãn tính thường xảy ra ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng, cột sống ngực gây nên những cơn đau dữ dội khiến người bệnh không thể thoải mái vận động hay đi đứng. 

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống

Thông thường bệnh xảy ra ở nhóm đối tượng từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên do thói quen sinh hoạt cũng như tính chất công việc đòi hỏi cao mà ngày nay, Thoái hóa cột sống đã bắt đầu trẻ hóa dần, xuất hiện nhiều ở nhóm tuổi dưới 50. 

Nguyên nhân Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh xương khớp mãn tính có tỉ lệ người mắc bệnh cao nhất. Bệnh có thể xảy đến với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân nguyên phát

Tuổi tác: Theo thời gian, đĩa đệm cột sống có dấu hiệu mất nước và xẹp dần khiến khoảng cách giữa các đốt sống dần thu hẹp, cấu trúc cột sống bị phá vỡ và suy yếu dẫn đến xương khớp và mô sụn bị hao mòn, tổn thương nghiêm trọng.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Tư thế vận động sai, nằm gối quá cao, gù lưng nhiều hay vận động thể thao không đúng cách cũng là tác nhân khiến người bệnh dễ mắc Thoái hóa cột sống cũng như khả năng điều trị dứt điểm thấp.

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Thống kê cho thấy ngày nay, nhóm người từ 30 tuổi – 35 tuổi có dấu hiệu Thoái hóa cột sống sớm cao trong khi nhóm người trong độ tuổi từ 50 tuổi – 60 tuổi lại có cột sống khỏe mạnh hoặc dấu hiệu thoái hóa thấp. Nguyên nhân lý giải cho tình trạng này chính là chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ và chất kích thích nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng như Canxi, Collagen, Magie, Vitamin…

Nguyên nhân thứ phát 

Tiền sử mắc Thoát vị đĩa đệm: Nghiên cứu cho thấy người có tiền sử mắc Thoát vị đĩa đệm có nguy cơ mắc Thoái hóa cột sống cao hơn nhóm người bình thường do đĩa đệm đã bị tổn thương khiến các đốt sống bị ảnh hưởng, từ đó cột sống cũng lão hóa nhanh hơn.

Tính chất công việc: Khiêng vác, vận động nặng thời gian dài hoặc nhân viên văn phòng ngồi một chỗ trong nhiều giờ mà thiếu sự vận động khiến cột sống thiếu sự dẻo dai, lão hóa sớm gây đau nhức.

Chấn thương: Các chấn thương do tai nạn, chơi thể thao khiến cột sống chịu áp lực nặng nề, gây áp lực lớn khiến cột sống bị tổn thương, dễ mắc thoái hóa sớm hơn.

Dấu hiệu nhận biết Thoái hóa cột sống

Tùy thuộc vào từng vị trí mà Thoái hóa cột sống có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Thoái hóa cột sống cổ và Thoái hóa cột sống lưng là hai vị trí thường gặp nhất:

Dấu hiệu nhận biết Thoái hóa cột sống cổ

Dấu hiệu nhận biết Thoái hóa cột sống cổ

Dấu hiệu nhận biết Thoái hóa cột sống cổ

– Cơn đau vùng cổ, vai gáy khiến người bệnh kéo dài vài giờ hoặc trong vài ngày khiến người bệnh không thể cúi, xoay hay ngửa cổ một cách thoải mái.

– Cảm giác đau nhức kèm tê buốt vùng cổ lan xuống tay và cánh tay.

– Bệnh nhân Thoái hóa cột sống cổ C1, C2 thường có cảm giác đau đầu, chóng mặt vùng chẩm trán hoặc hai hốc mắt.

Dấu hiệu nhận biết Thoái hóa cột sống lưng

Dấu hiệu nhận biết Thoái hóa cột sống lưng

Dấu hiệu nhận biết Thoái hóa cột sống lưng

– Tình trạng đau nhức vùng lưng lan xuống hai chi dưới âm ỉ nhiều tuần.

– Cơn đau tăng khi người bệnh vận động mạnh hoặc khiêng vác vật nặng.

– Thoái hóa cột sống lưng gây mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, kèm theo căng cứng cơ bắp.

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống được xem là căn bệnh nguy hiểm. Bên cạnh biến chứng đau nhức, người bệnh Thoái hóa cột sống còn có nguy cơ bại liệt nếu không được điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào vùng cột sống bị thoái hóa mà biến chứng cũng có phần khác nhau.

Ngoài ra, Thoái hóa cột sống còn có nguy cơ gây đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu, đau tức ngực, suy giảm thị lực, Hội chứng tăng – giảm huyết áp bất thường… Chính vì thế, người bệnh cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh cũng như có phương pháp điều trị đúng nhất để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Phương pháp điều trị Thoái hóa cột sống

Khi có triệu chứng đau thắt lưng hoặc đau vùng cổ gáy, bạn nên đăng ký thăm khám ngay bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để chẩn đoán nguyên nhân đau nhức cũng như xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Ưu điểm khi điều trị Thoái hóa cột sống tại MBJ

Ưu điểm khi điều trị Thoái hóa cột sống tại MBJ

Với mong muốn điều trị từ gốc bệnh Thoái hóa cột sống, Phòng khám MBJ với Hội đồng bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp đã trực tiếp thăm khám và điều trị thành công cho hơn 3000 bệnh nhân Thoái hóa cột sống mà không cần dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Phương pháp điều trị chuẩn Mỹ theo nền Y học hiện đại kết hợp Trị liệu vật lý và Trị liệu công nghệ cao tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, điều trị dứt điểm mà không để lại bất kỳ di chứng nào. 

MBJ hy vọng bài viết trên về Thoái hóa cột sống đã mang lại nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn có cái nhìn rõ nét về căn bệnh xương khớp nguy hiểm này. Ngay khi có dấu hiệu đau nhức hay tê buốt bất thường, đừng ngần ngại liên hệ ngay 077 822 2929 để được Phòng khám MBJ tư vấn và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa hàng đầu khu vực nhé!

————— 

MBJ – PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO TIÊU CHUẨN MỸ 

Địa chỉ: 12H Đường N2, TTTM Bạch Đằng, P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Đặt lịch thăm khám cùng MBJ: 077 822 2929 hoặc 090 158 5193

Website: phongkhammbj.com

 

 

 

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG MBJ

12H Đường N2, TTTM Bạch Đằng, P. Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Thứ hai - Chủ nhật: 07:00 - 19:00

Hotline tư vấn & đặt lịch: 077 822 2929 & 090 158 5193

phongkhamphcnmbj@gmail.com