Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây viêm các khớp, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng MBJ tìm hiểu căn nguyên gây bệnh, cũng như các triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị chuẩn khoa học nhé!
Nội dung
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp) là một trong những bệnh lý mạn tính được gây nên bởi rối loạn tự miễn trong cơ thể người bệnh. Tổn thương màng hoạt dịch khớp chính là tổn thương cơ bản khi bị viêm khớp dạng thấp. Người bệnh sẽ bị sưng đau các khớp, dần dần có thể dẫn đến huỷ xương và các khớp bị biến dạng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như cầm nắm, mang vác hay đi lại.
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Theo nghiên cứu cho thấy, khoảng 0,17-0,3% tỉ lệ người ở các nước châu Á dễ mắc Viêm khớp dạng thấp, riêng Việt Nam tại miền Bắc có tỉ lệ khoảng 0,28%. Độ tuổi phổ biến thường mắc bệnh là từ 20 đến 40 tuổi. Nữ giới dễ mắc bệnh gấp 2-3 lần so với nam giới. Nếu để tình trạng ngày càng phức tạp hơn sẽ gây hậu quả nặng nề. Do đó, khi có biểu hiện bất thường cần thăm khám sớm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, làm ngưng tiến triển của bệnh, chặn đứng nguy cơ tàn phế.
Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp
Các giai đoạn của Viêm khớp dạng thấp
Giai đoạn 1
Lúc ban đầu, các biểu hiện như khớp bị đau, khớp cứng hoặc vùng khớp bị viêm và sưng đỏ. Do tình trạng bên trong khớp bị viêm nên các mô trong khớp bị tổn thương, gây sưng to lên. Tuy không ảnh hưởng đến xương nhưng màng hoạt dịch của khớp (lớp đệm trong bao khớp) bị tác động và bất thường.
Giai đoạn 2
Giai đoạn này, sụn khớp có thể dễ tổn thương do màn hoạt dịch bị viêm nặng hơn. Sụn khớp là lớp mô bao lấy đầu xương, có tính đàn hồi để ngăn sự ma sát giữa 2 đầu xương. Nếu không có lớp sụn này hoặc sụn bị tổn thương, cơn đau nhiều hơn và khả năng vận động cũng hạn chế.
Giai đoạn 3
Khi này, bệnh lý viêm khớp dạng thấp đã đến giai đoạn nghiêm trọng vì bắt đầu tác động đến hai đầu xương. Lớp sụn khớp giữa các đầu xương bị mòn đi, 2 đầu xương ở mỗi khớp sẽ cọ sát vào nhau khi hoạt động hay di chuyển, khiến cơn đau gấp bội và trình trạng sưng nhiều hơn. Xương tổn thương dẫn đến yếu cơ và hạn chế khả năng vận động của người bệnh, thậm chí có thể biến dạng xương.
Giai đoạn 4
Là giai đoạn cuối cùng của viêm khớp dạng thấp, hoạt động của khớp đã ngừng lại, xương đã tổn thương ở mức độ nhất định, khiến các khớp xương bị đau, sưng và cứng lại. Bệnh nhân mất khả năng vận động là tình trạng nghiêm trọng nhất, các khớp bị hỏng dẫn đến chứng dính khớp và biến dạng xương.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của màng hoạt dịch bị tấn công, dẫn đến viêm, dần dần phá huỷ sụn và xương trong khớp. Bên cạnh đó, các gân và dây chằng giúp kết nối các khớp lại với nhau bị giãn ra và suy yếu làm biến dạng và mất tính liên kết các khớp.
Viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân dù đây là bệnh lý liên quan đến các phản ứng tự miễn. Và viêm khớp dạng thấp có thể được gây nên từ nhiều yếu tố. Xét về yếu tố di truyền, có thể liên quan đến bệnh lý này vì một số gen sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với môi trường mặc dù không trực tiếp khiến cơ thể mắc bệnh (nhiễm vi khuẩn và từ đó phát triển thành bệnh).
Các yếu tố môi trường có thể kích hoạt và duy trì tình trạng viêm khớp dạng thấp bao gồm: béo phì, thuốc lá, thuốc uống (ví dụ như thuốc ức chế kiểm soát miễn dịch), hormone giới tính hoặc các thay đổi trong hệ vi sinh vật ở miệng, phổi và ruột,…
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có tốc độ phát triển các tổn thương khác nhau, tất cả đều không thể dự đoán được ở mỗi người. Bệnh thường khởi phát âm thầm, bắt đầu khi người bệnh cảm thấy mệt mỏi vào buổi chiều, chán ăn và suy nhược cơ thể, thỉnh thoảng có sốt nhẹ. Cơn đau, sưng và cứng khớp từ từ hoặc đôi khi xuất hiện đột ngột.
Nhận biết các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Các triệu chứng về khớp mang tính đối xứng. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng cứng khớp vào mỗi buổi sáng, thường kéo dài hơn 60 phút nhưng vẫn có thể xảy ra bất cứ buổi nào nếu không hoạt động trong một thời gian dài. Khớp bị tổn thương sẽ sưng tấy và thỉnh thoảng có ban đỏ, nóng rang và khó khăn khi cử động. Chủ yếu xuất hiện tại các khớp như: Cổ tay và khớp bàn tay (ngón 2&3), khớp ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng, khớp khuỷu và khớp vai.
Các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp khác nhau bao gồm:
– Khớp bị sưng dù không có tổn thương khớp mạn tính
– Xảy ra viêm ở một khớp như: gối, cổ tay, vai hoặc cổ chân
– Bệnh thấp khớp tái nhiễm: các cơn đau viêm khớp tái phát ở tại một hoặc nhiều khớp, có thể vài giờ đến vài ngày
– Mức độ đau như đau đa cơ do thấp khớp chủ yếu tổn thương ở vai và đai hông, đặc biệt ở người cao tuổi
– Viêm màng hoạt dịch tăng sinh và gây tổn thương nhưng đau không đáng kể
Các khớp thường được gấp lại để giảm đau do lúc này bao khớp (màng hoạt dịch) dày lên và sưng tấy. Tình trạng co rút khớp ở tư thế gấp này phát triển nhanh chóng. Cũng có tình trạng giãn bao khớp khiến khớp mất độ vững chắc.
Chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp
Xét nghiệm máu
Xác định sự hiện diện của quá trình viêm trong cơ thể: Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ lắng hồng cầu tăng (ESR, hoặc tốc độ sed) hoặc protein phản ứng C (CRP. Các xét nghiệm máu thông thường khác tìm kiếm yếu tố thấp khớp và kháng thể peptide citrullated chống cyclic.
Xét nghiệm hình ảnh
– Chụp X-quang theo dõi sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp trong khớp của người bệnh theo thời gian.
Kết quả chụp X-quang xương bàn tay
– Chụp MRI và xét nghiệm siêu âm có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trong cơ thể người bệnh.
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Hiện nay, điều trị viêm khớp dạng thấp không dùng thuốc, không xâm lấn là xu hướng lựa chọn của nhiều người bệnh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng nhằm hạn chế tác dụng phụ và biến chứng khó lường. Thay vào đó, người bệnh sẽ điều chỉnh lối sống và ứng dụng vật lý trị liệu trong suốt quá trình điều trị.
Các biện pháp về lối sống
Người bệnh duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và duy trì cân nặng.
Các thói quen cần hạn chế hoặc ngừng duy trì như uống rượu bia, hút thuốc, tư thế ngồi sai khi làm việc.
Đồng thời, người bệnh cần tránh thức khuya, sử dụng gối hỗ trợ điều trị về khớp khi ngủ để có thể hỗ trợ tăng chất lượng giấc ngủ.
Biện pháp vật lý trị liệu
Tại Phòng khám Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng MBJ, phác đồ điều trị kết hợp các liệu pháp nhằm giúp người bệnh nhanh chóng chặn đứng cơn đau và phục hồi cơ thể. Được hội đồng bác sĩ nghiên cứu và áp dụng thành công cho hàng ngàn bệnh nhân cơ xương khớp, phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp được xây dựng dựa trên các phương pháp:
Bài tập bảo tổn cơ xương khớp: Người bệnh có thể tập các bài tập dành riêng cho người đang gặp các vấn đề về xương khớp hoặc đi bộ nhẹ nếu người bệnh duy trì được. Các bài tập vận động này giúp ngăn ngừa tình trạng cơ co rút khi gập khớp và giảm bớt nguy cơ cứng khớp, dính khớp. Bên cạnh đó, việc tập vận động còn làm tăng chức năng của cơ, giảm độ cứng và co thắt, phục hồi sức bền của cơ bắp.
Bài tập bảo tồn cơ xương khớp
Biện pháp xoa bóp: Các trị liệu viên được đào tạo chuẩn kỹ thuật thực hiện giúp làm giãn cơ vùng đau, tăng tuần hoàn tại chỗ và chống viêm. Đồng thời, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, góp phần phục hồi đĩa đệm.
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic): được trực tiếp bác sĩ có chuyên môn thực hiện giúp điều chỉnh vùng cơ cũng như dây chằng, đốt sống bị lệch trở về đúng vị trí ban đầu. Nhờ đó, làm giảm áp lực chèn ép các rễ dây thần kinh, giúp phục hồi trạng thái cân bằng của người bệnh. Từ đó, có thể cải thiện tình trạng bệnh ở các cơ quan khác.
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic)
Ngoài ra, để có thể điều trị tận gốc bệnh lý và ngăn ngừa nguy cơ tái phát cơn đau, người bệnh có thể kết hợp điều trị bằng máy móc hiện đại tại các phòng khám hay bệnh viện uy tín. Sử dụng các máy móc như Laser Therapy, Tecar Therapy, sóng xung kích Shockwave, siêu âm đa tần Chattanooga, máy kéo dãn cột sống, máy từ trường EMS,… nhằm hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô/tế bào, giảm sưng viêm và phục hồi chức năng cơ xương khớp.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng máy móc hiện đại
Viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm mà nguy cơ nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tàn phế, bại liệt. Do đó, người bệnh cần kịp thời phát hiện và thăm khám để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất, giúp chặn đứng cơn đau và phục hồi bệnh lý nhanh chóng một cách hiệu quả.
—————
MBJ – PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO TIÊU CHUẨN MỸ
Địa chỉ: 12H Đường N2, TTTM Bạch Đằng, P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Đặt lịch thăm khám cùng MBJ: 077 822 2929 hoặc 090 158 5193
Website: phongkhammbj.com