Theo nghiên cứu, có đến 2-3% dân số mắc Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và được cho là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người trưởng thành phải phẫu thuật cột sống khi bệnh lý tiến triển quá nặng. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cập nhật một cách chi tiết về những kiến thức về bệnh lý phổ biến này, giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe tốt cho gia đình và chính bản thân.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Cột sống thắt lưng được chia thành 5 đốt sống từ L1 đến L5 trải dài từ trên xuống dưới, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ phần cơ thể bên trên cũng như giúp cơ thể có thể điều hướng theo các chiều hướng khác nhau.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng đĩa đệm ở đốt sống thắt lưng từ L1-L5 bị xơ hóa hoặc tổn thương dẫn đến rách khiến nhân nhầy trong đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu, thoát ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh. Bệnh lý này thường gặp ở độ tuổi từ 35 – 50 tuổi và đang có dấu hiệu trẻ hóa theo thời gian. Theo nghiên cứu, hiện nay có đến 60% – 65% bệnh nhân Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở độ tuổi từ 20 – 40 tuổi.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể xảy đến với bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất ở những người làm các ngành nghề phải khuân vác nặng, ngồi nhiều giờ, sinh hoạt sai tư thế… Điều này có thể gây nên cơn đau dữ dội khiến năng suất làm và hiệu quả lao động giảm thiểu đáng kể. Nguyên nhân mắc Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường có tiến triển âm thầm nên nhiều người bệnh không thể cảm nhận được cơn đau giai đoạn đầu hoặc chỉ chủ quan không thăm khám kịp thời.
Nguyên nhân gây Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
– Tuổi tác: Theo thời gian, bao xơ mất dần khả năng đàn hồi khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm dễ bị thoát vị hơn. Khi trẻ, đĩa đệm có rất nhiều nhân nhầy. Tuy nhiên, khi càng lớn tuổi, lượng nhân nhầy trong đĩa đệm giảm dần. Tình trạng này khiến đĩa đệm kém linh hoạt hơn. Lúc này, khi người bệnh di chuyển hay vặn cổ, đĩa đệm có nguy cơ bị rách hoặc thoát vị rất cao.
– Di truyền: Di truyền cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này. Nếu trong gia đình bạn có người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bạn có khả năng cao bị mắc bệnh.
– Lối sống thiếu lành mạnh: Các thói quen xấu như hút thuốc lá, lười vận động và dinh dưỡng không đủ có thể góp phần khiến sức khỏe của đĩa đệm cột sống thắt lưng dần suy yếu. Do đó cần tránh xa hay thay đổi các thói quen xấu này.
– Chấn thương hoặc tai nạn: Chấn thương tác động mạnh vào cột sống, khiến các chất nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài, gây chèn ép lên tủy sống hoặc rễ thần kinh xung quanh. Đặc biệt nhóm đối tượng như vũ công, vận động viên thể thao, nghệ nhân xiếc… có tỉ lệ mắc bệnh khá cao do thường xuyên phải làm việc ở nhiều tư thế uốn người hoặc nhảy, xiếc, dễ khiến bao xơ đĩa đệm bị tổn thương và rách dễ dàng.
– Tư thế sinh hoạt sai: Tư thế sai kết hợp vận động không chính xác có thể gây áp lực lớn lên cột sống cổ. Ngoài ra, những người lao động bốc vác hoặc phải thường xuyên chịu lực lớn lên cột sống cổ cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ gặp các vấn đề ở đĩa đệm rất cao.
– Béo phì: Theo thống kê, những người có cân nặng vượt quá chuẩn cơ thể bình thường có nguy cơ cao mắc Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bởi trọng lượng tăng thêm có thể kéo cột sống lệch khỏi vị trí sinh lý bình thường, tư thể thay đổi và làm tăng áp lực lên các đĩa đệm.Ngoài ram khi béo phì, khả năng bệnh tái phát cũng cao gấp 12 lần người bình thường nếu phẫu thuật cắt bỏ nhân nhầy đĩa đệm.
Các giai đoạn Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thông thường, bệnh nhân Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phải trải qua các giai đoạn bệnh bao gồm:
Các giai đoạn Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Nội dung
Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 1
Ban đầu, đĩa đệm bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa dần, bao xơ dần xuất hiện vài vết rách nhỏ và nhân nhầy bắt đầu có sự biến dạng nên chỉ gây ra các cơn đau thoáng qua hoặc không gây ra cơn đau khiến người bệnh khó phát hiện được bệnh hoặc chỉ chủ quan nên thường không thăm khám.
Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 2
Giai đoạn 2 hay còn gọi là giai đoạn Phình đĩa đệm/ Lồi đĩa đệm do nhân nhầy chảy về một phía – nơi mà vòng sợi đĩa đệm bị suy yếu. Lúc này, vòng sợi bị rạn rõ rệt và có vết rách nhỏ nhưng chưa xâm phạm hết bề dày của vòng sợi nên nhân nhầy vẫn còn nằm trong đĩa đệm.
Ở giai đoạn này, khoảng cách giữa các đốt sống được ngăn cách bằng đĩa đệm cũng giảm dần, đĩa đệm thường phình/ lồi về trước hoặc sau đốt sống, thể hiện rõ nét trên phim chụp MRI, có thể gây đau nhức ở nặng hơn vào mỗi sáng ngủ dậy, khả năng vặn, duỗi hay co người cũng gặp nhiều khó khăn.
Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 3
Giai đoạn 3 là giai đoạn Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Lúc này, bao xơ đĩa đệm đã đứt rách hoàn toàn tất cả các lớp của vòng sợi khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên các dây thần kinh. Giai đoạn này được thể hiện rõ nhất trên phim chụp MRI, nhân nhầy đĩa đệm đã hoặc chưa gây đứt dây chằng dọc sau.
Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn như đau nhức dữ dội vùng thắt lưng, lan dọc xuống mông và chân, tê buốt hai chân, thậm chí là ngón chân. Đồng thời, khả năng vận động cũng giảm đáng kể, người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt cá nhân, khó ngủ do đau nhức…
Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 4
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến đến giai đoạn 4 – Giai đoạn hư đĩa đệm. Nhân nhầy bị biến dạng hoàn toàn, các vòng bao xơ bên ngoài cũng bị hư hại nghiêm trọng, rạn rách nhiều phía. Chiều cao khoang đốt sống cũng hẹp dần dẫn đến ống sống và các đốt sống cũng bị tổn thương. Không những thế các mấu khớp cũng hình thành xương, gai gây đau nhức đến mức người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng đi lại, bệnh cũng trở thành mãn tính, khả năng chữa trị dứt điểm cũng khó khăn hơn.
Cách điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Phương pháp trị liệu truyền thống
– Sử dụng thuốc giảm đau: Đây được xem là phương pháp tiện lợi và giảm đau nhanh chóng được nhiều người bệnh lựa chọn khi chữa trị Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nhiều hình thức giảm đau bằng thuốc được dùng như thuốc uống, giảm đau dạng tiêm, đắp thuốc lên vết đau…. Thế nhưng cách làm này lại dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu lạm dụng như viêm loét bao tử, suy gan, suy thận, sốc thuốc, nhờn thuốc….
– Massage, châm cứu: Hai phương pháp giảm đau truyền thống mà nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay là massage và châm cứu với chi phí thấp và hiệu quả giảm đau ở mức tương đối. Tuy nhiên, tương tự như thuốc giảm đau, đây chỉ là phương pháp tạm thời và bệnh vẫn có thể tái đi tái lại nhiều lần sau điều trị.
– Phẫu thuật đĩa đệm: Phương pháp phẫu thuật chỉ được khuyến cáo với những trường hợp Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng quá nặng giúp cắt giảm căn nguyên gây bệnh tức thì. Thế nhưng tỉ lệ thành công chỉ 50% và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật mà người bệnh nên cân nhắc như nhiễm trùng hậu phẫu, bệnh tái phát, sốc thuốc….
Ngoài ra, mức chi phí cao dao động từ 60 triệu – 200 triệu cho một ca phẫu thuật cũng là vấn đề mà nhiều người bệnh nên cân nhắc.
Phương pháp trị liệu hiện đại
Hiện nay, Trị liệu Thần kinh cột sống cùng Hệ thống máy móc công nghệ cao được nhiều đơn vị áp dụng mang lại hiệu quả điều trị vượt trội mà không cần dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Đặc biệt, phương pháp này tác động trực tiếp vào gốc bệnh nên khả năng bệnh tái phát cũng rất thấp.
Phác đồ điều trị chuẩn Mỹ tại MBJ
Phòng khám MBJ đã áp dụng phương pháp Nắn chỉnh Chiropractic trong điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng với tỉ lệ thành công đến 98%. Hàng nhìn bệnh nhân đã được điều trị thành công bởi Phác đồ điều trị chuẩn Mỹ mà bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp MBJ xây dựng riêng cho bệnh nhân. Không chỉ thế, nhiều công nghệ máy móc đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ cũng được MBJ cập nhật và áp dụng trong quá trình điều trị bệnh lý cho bệnh nhân.
Quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ càng phức tạp nếu không nhận biết sớm và tiếp cận đúng phương pháp từ ban đầu. Vì vậy, ngay khi còn trẻ, mỗi người cần cẩn thận về tư thế, tránh mang vác vật nặng, tăng cường tập luyện thể thao thường xuyên để không chỉ duy trì tình trạng sức khỏe mà còn để đảm bảo hệ cơ-xương-khớp khỏe mạnh.
—————
MBJ – PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO TIÊU CHUẨN MỸ
Địa chỉ: 12H Đường N2, TTTM Bạch Đằng, P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Đặt lịch thăm khám cùng MBJ: 077 822 2929 hoặc 090 158 5193
Website: phongkhammbj.com