Bàn chân bẹt ở trẻ: Dấu hiệu, tác hại & cách điều trị hiệu quả tại MBJ

điều trị bàn chân bẹt ở trẻ

Bàn chân bẹt là một dị tật phổ biến ở trẻ em, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nếu không can thiệp đúng cách và kịp thời, Bàn chân bẹt có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển xương khớp của trẻ như tiến triển thành bệnh Viêm khớp mắt cá chân, Thoái hóa khớp gối, Cong vẹo cột sống…

Bài viết này sẽ cung cấp mọi thông tin cần biết cho cha mẹ về Bàn chân bẹt ở trẻ em, từ nhận biết, tác hại đến các phương pháp điều trị hiệu quả.

I. Bàn chân bẹt ở trẻ em là gì?

Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân bằng phẳng, không có vòm cong tự nhiên khi đứng. 

Thông thường, giữa lòng bàn chân sẽ có vùng lõm nhất định ở mỗi trẻ. Tuy nhiên, hệ cơ xương của một số trẻ lại có xu hướng phát triển không cân đối: Không lõm, không để lại dấu chân khuyết như người bình thường khi đi trên cát hay khi chân ướt đi trên nền. 

II. Phân biệt Bàn chân bẹt sinh lý (mềm dẻo) và bệnh lý Bàn chân bẹt (cứng) 

Bàn chân bẹt sinh lý (mềm dẻo): Dạng bàn chân thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ cơ xương chưa hoàn thiện, không có triệu chứng. Vòm bàn chân nhỏ hoặc không nhìn thấy khi đứng, chạm đất hoàn toàn. 

Bệnh lý Bàn chân bẹt (cứng): Tình trạng bàn chân bị căng gân gót chân (Achille) kết nối với xương gót chân và cơ bắp chân. Người bệnh không xuất hiện vòm chân ngay cả khi chân không chịu lực, cần được can thiệp y tế sớm. 

Bàn chân bẹt ở trẻ em

III. Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ em

Ngay khi con bước vào giai đoạn 2 tuổi – Giai đoạn trẻ có chuyển biến vận động rõ rệt, Phụ huynh nên chú ý đến sự phát triển của con để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý Bàn chân bẹt khác thường như:

  1. Quan sát gót chân: Gót chân có xu hướng vẹo ra ngoài, bước đi hình chữ V.
  2. Quan sát dáng đi: Dáng đi của trẻ có thể không bình thường, chân đi hình chữ X, khớp gối có xu hướng bị lệch, xoay cụm vào nhau.
  3.  Dấu chân ướt: In dấu chân ướt của trẻ lên giấy để thấy toàn bộ lòng bàn chân in xuống, không có khoảng trống của vòm.
  4. Các dấu hiệu khác: Trẻ hay phàn nàn đau chân, mỏi chân, dễ bị ngã, giày dép bị mòn không đều.

Ngay khi quan sát thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ, Phụ huynh nên đưa bé thăm khám cùng Bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để có hướng điều trị đúng nhất với tình trạng sức khỏe của con, ngăn chặn tối đa các biến chứng. 

IV. Nguyên nhân gây ra Hội chứng Bàn chân bẹt ở trẻ

Hội chứng Bàn chân bẹt ở trẻ có thể xảy đến với nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến:

  • Do di truyền: Hội chứng Bàn chân bẹt ở trẻ có thể được di truyền từ ba mẹ hoặc người thân trong gia đình. 
  • Do dây chằng lỏng lẻo: Dây chằng là dải mô liên kết các xương với nhau, góp phần quan trọng trong việc định hình vòm cong của bàn chân. Khi dây chằng lỏng lẻo, các xương bàn chân không được cố định tốt dẫn đến bệnh Bàn chân bẹt ở trẻ. 
  • Các bất thường về xương khớp bẩm sinh: Chênh lệch chiều dài của hai chân, ảnh hưởng của Hội chứng Ehlers – Danlos và Hội chứng tăng động khớp…  
  • Thói quen đi chân đất trên nền cứng, đi giày dép không phù hợp khiến các mô liên kết vùng cổ chân bị kéo giãn, sưng đau, chấn thương.

V. Tác hại nguy hiểm của bàn chân bẹt ở trẻ nếu không điều trị kịp thời

Bàn chân bẹt ở trẻ tuy không trực tiếp gây nguy hiểm cho bé nhưng vẫn biến chuyển nên nhiều hệ lụy tiêu cực:

  • Thay đổi dáng đi, gây mất thẩm mỹ.
  • Gây lệch trục cột sống, dẫn đến các bệnh lý Cơ – Xương – Khớp khác như Cong vẹo cột sống, Đau lưng, Đau cổ vai gáy, Thoái hóa cột sống, Viêm khớp mắt cá chân.
  • Gây biến dạng các khớp khác: Khớp gối, Khớp háng.
  • Ảnh hưởng đến khả năng vận động và sự tự tin của trẻ.

Thêm vào đó, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối diện với nguy cơ biến dạng ngón chân cái, ngón chân hình búa, Viêm bao hoạt dịch ngón cái, Viêm gân Achilles…

VI. “Độ tuổi vàng” để can thiệp điều trị bàn chân bẹt cho trẻ

Giai đoạn trẻ từ 3 tuổi – 7 tuổi được xem là thời điểm VÀNG để can thiệp điều trị bệnh Bàn chân bẹt ở trẻ. Bởi lúc này, cấu trúc bàn chân của trẻ chưa hoàn chỉnh, mềm và dễ nắn chỉnh nên khả năng điều trị dứt điểm Hội chứng Bàn chân bẹt rất cao. Đối với trường hợp các bé từ 7 tuổi – 12 tuổi và lớn hơn, hiệu quả trị liệu sẽ thấp hơn. 

bàn chân bẹt ở trẻ em

Tùy thuộc vào độ tuổi người bệnh mà phương pháp điều trị sẽ không giống nhau. Thông thường, Bàn chân bẹt ở trẻ từ 3 tuổi – 7 tuổi là thời điểm tốt nhất để Bác sĩ chuyên khoa can thiệp điều trị bằng phương pháp bảo tồn: Không thuốc, không tiêm, không phẫu thuật với tỉ lệ thành công là rất cao. 

VII. Các phương pháp điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em hiệu quả tại MBJ

Phòng khám MBJ quy tụ Hội đồng Bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp hàng đầu khu vực với nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị bệnh lý Bàn chân bẹt ở trẻ em. Ứng dụng Phác đồ điều trị chuẩn Mỹ không thuốc, không tiêm, không phẫu thuật với 3 giai đoạn chính:

  1. Giai đoạn 1: Vật lý trị liệu và thực hiện Bài tập Phục hồi chức năng độc quyền giúp tăng cường sinh dưỡng cơ và dây chằng.
  2. Giai đoạn 2: Sử dụng đế chỉnh hình y khoa tái định hình cấu trúc xương bàn chân, đảm bảo an toàn và ngăn chặn tức thời các biến chứng nguy hiểm từ bệnh Bàn chân bẹt, mang lại hiệu quả điều trị tối ưu.
  3. Giai đoạn 3: Lựa chọn giày dép phù hợp. Giày đế bằng, mũi giày rộng, chất liệu mềm mại và có khả năng nâng đỡ vòm chân tốt. Không sử dụng giày cao gót, dép xỏ ngón hoặc giày dép đế cứng, chật hẹp gây khó chịu khi trẻ vận động và ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của bàn chân trẻ. 
điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em bằng vật lý trị liệu tại MBJ

VIII. Tại sao nên chọn điều trị bàn chân bẹt cho trẻ tại Phòng khám MBJ?

MBJ tự hào là Phòng khám Chuyên khoa Phục hồi chức năng đầu tiên và duy nhất tại Phường Thủ Dầu Một – Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Phác đồ điều trị chuẩn Mỹ theo nền Y học hiện đại. Ứng dụng Hệ thống Máy móc Công nghệ nhập khẩu từ USA, đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ trong việc tầm soát và trị liệu thành công cho hàng chục nghìn bệnh nhân Cơ – Xương – Khớp mà không để lại bất kỳ di chứng nào. 

Hội đồng Bác sĩ 100% chuyên khoa thường xuyên tu nghiệp nước ngoài cùng Đội ngũ Trị liệu viên được đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành và kỹ năng điều trị, chăm sóc bệnh nhân chỉn chu, ân cần.

IX. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về Bàn chân bẹt ở trẻ em 

1. Bàn chân bẹt ở trẻ có tự khỏi được không?

Bàn chân bẹt ở trẻ (sinh lý) thường có thể tự khỏi khi lớn lên, đặc biệt trong giai đoạn từ 5 tuổi – 6 tuổi. Tuy nhiên, Bàn chân bẹt (bệnh lý) không thể tự khỏi, ngược lại bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng như đau nhức, hạn chế khi vận động… và có dấu hiệu tiến triển nặng hơn khi trẻ ngày một lớn.

2. Điều trị bàn chân bẹt cho trẻ có tốn kém không?

Tùy thuộc vào tình trạng Bàn chân bẹt ở trẻ mà chi phí điều trị có thể dao động từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng. 

3. Trẻ bị bàn chân bẹt có nên đi chân đất không?

Phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám sớm cùng Bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác nhất và chỉ định điều trị phù hợp. Một số trường hợp vẫn có thể đi chân đất nhưng vẫn cần có sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ. 

4. Đế chỉnh hình y khoa có phải là giải pháp duy nhất không và trẻ phải mang trong bao lâu?

Đế chỉnh hình y khoa không phải là giải pháp duy nhất để điều trị Bàn chân bẹt ở trẻ nhưng là phương pháp an toàn, ít tốn kém và mang lại hiệu quả vượt trội mà không cần dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. 
Thời gian sử dụng đế chỉnh hình phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, thậm chí cho đến khi trẻ ngừng phát triển bàn chân.

5. Bàn chân bẹt có yếu tố di truyền không?

Bàn chân bẹt ở trẻ vẫn có yếu tố do di truyền từ ba mẹ hoặc người thân trong gia đình.

6. Khi nào thì nên cho trẻ đi phẫu thuật bàn chân bẹt?

Việc thực hiện phương pháp phẫu thuật nên có sự chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, khi trẻ đã qua giai đoạn phát triển chiều cao nhanh (thường sau 8 tuổi) và các biện pháp bảo tồn khác không mang lại kết quả, lúc này mới cần can thiệp phẫu thuật. 

Kết luận

Bàn chân bẹt ở trẻ can thiệp càng sớm thì khả năng điều trị khỏi hoàn toàn càng cao. 

Phụ huynh nên đăng ký Tầm soát sức khỏe xương khớp cho trẻ định kỳ từ 6 tháng – 1 năm hoặc đưa trẻ đến thăm khám cùng Bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở bàn chân để xác định bệnh kịp thời, chính xác và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả và an toàn nhất cho con. 

Với kinh nghiệm khám – chữa bệnh thành công cho hàng chục nghìn bệnh nhân Cơ – Xương – Khớp mà không cần sử dụng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Phòng khám MBJ tin chắc sẽ là Đơn vị uy tín nhất giúp đẩy lùi bệnh lý Bàn chân bẹt ở trẻ nhanh chóng. 

Ngay hôm nay, Phụ huynh hãy đưa bé đến Phòng khám MBJ để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG MBJ

12H Đường N2, TTTM Bạch Đằng, P. Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Thứ hai - Chủ nhật: 07:00 - 19:00

Hotline tư vấn & đặt lịch: 077 822 2929 & 090 158 5193

phongkhamphcnmbj@gmail.com