Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý xương khớp nguy hiểm gây nên những cơn đau dữ dội từ vùng cổ lan xuống cánh tay, bàn tay và cả ngón tay, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động, thậm chí còn phát sinh nguy cơ bại liệt nếu không kịp thời điều trị. Do đó, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để chủ động phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Cột sống cổ là cầu nối giữa đầu và thân thể, bao gồm 7 đốt sống được đánh số từ C1 đến C7 và kết nối với nhau qua đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng bao xơ đĩa đệm xuất hiện vết nứt khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống gây ra các cơn đau buốt dữ dội cho người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Do vai trò chịu lực nâng đỡ chính, có đến 90% người bệnh thường mắc Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở đốt sống C5-C6 hoặc đốt sống C6-C7 với những người từ 40 tuổi trở lên nhưng thực tế, bệnh có thể xảy đến với bất kỳ ai và ở bất kỳ vị trí đốt sống nào.
Nguyên nhân gây bệnh Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh lý Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến bao gồm:
Nội dung
- 1 1. Tư thế vận động sai
- 2 2. Lối sống chưa lành mạnh
- 3 3. Chấn thương do tai nạn hoặc chơi thể thao
- 4 4. Tuổi tác
- 5 5. Di truyền
- 6 1. Giai đoạn lâm sàng
- 7 2. Giai đoạn cận lâm sàng
- 8 3. Giai đoạn đau tăng theo cấp độ
- 9 Đột quỵ
- 10 Hẹp ống sống cổ
- 11 Hội chứng chèn ép tủy
- 12 Bại liệt toàn thân
- 13 Thuốc giảm đau
- 14 Phẫu thuật
- 15 Điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không thuốc, không tiêm, không phẫu thuật
1. Tư thế vận động sai
Tư thế sinh hoạt hoặc làm việc sai kéo dài trong nhiều ngày khiến áp lực đè nặng lên các đốt sống và đĩa đệm, từ đó bao xơ đĩa đệm dễ bị thoái hóa sớm và xuất hiện các vết nứt, rách khiến nhân nhầy đĩa đệm biến dạng và có nguy cơ cao gây chèn ép lên dây thần kinh. Đặc biệt, những người làm công việc khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng là những đối tượng dễ mắc bệnh Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
2. Lối sống chưa lành mạnh
Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích….. cùng thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, lười luyện tập thể dục thể thao dễ khiến cột sống và đĩa đệm không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Từ đó, nguy cơ Thoái hóa cột sống cổ tăng cao, nhân nhầy dễ bị thoát vị. Do đó, bạn cần thay đổi ngay lối sống để bảo vệ sức khỏe cột sống cho chính bản thân.
3. Chấn thương do tai nạn hoặc chơi thể thao
Khi chấn thương, áp lực lớn đột ngột tác động lên cột sống cổ dễ khiến nhân nhầy đĩa đệm bị biến dạng và thoát khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh và gây nên những cơn đau dữ dội.
4. Tuổi tác
Tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ càng cao. Nguyên nhân do khi còn trẻ, đĩa đệm có chứa hàm lượng nước khá cao nên có tính đàn hồi tốt; tuy nhiên khi cao tuổi, đĩa đệm dần bị thoái hóa, mất nước và kém linh hoạt hơn cùng với tác động từ môi trường ngoài như vặn cổ, ngửa cổ, vòng bao xơ dễ bị rách hơn.
5. Di truyền
Yếu tố di truyền có thể hiểu đơn giản: Nếu trong gia đình bạn có người mắc Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì bạn cũng có khả năng mắc Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Dấu hiệu Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Hầu hết người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn bệnh khi mắc Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm
Dấu hiệu Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
1. Giai đoạn lâm sàng
Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ thoáng qua ở một hoặc 2 đốt sống thoát vị vùng cổ, gáy. Theo thời gian, cơn đau lan dần thành ra diện rộng đến vùng bả vai, cánh tay hoặc lan lên hốc mắt và toàn đầu kèm những cơn tê buốt tay và chân xuống bàn tay, đôi khi là cả ngón tay. Lúc này người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc cầm nắm, ngửa cổ hoặc quay cổ, khả năng đưa tay lên cao hoặc cúi người cũng bị hạn chế. Các cơ xung quanh bắp chân bị có dấu hiệu teo, người bệnh đi đứng không vững và thường xuyên xiêu vẹo khi nhân nhầy chèn ép lên tủy sống.
2. Giai đoạn cận lâm sàng
Thông qua kết quả hình chụp cộng hưởng từ (MRI) chỉ ra:
– Nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép trước hoặc sau đốt sống.
– Chiều cao khoảng cách giữa các đốt sống giảm đi rõ rệt, có thể thấy trên hình chụp.
– Rễ dây thần kinh hoặc tủy sống có dấu hiệu bị chèn ép.
3. Giai đoạn đau tăng theo cấp độ
- Cấp độ I: Người bệnh cảm nhận cơn đau ở vùng cổ khi cúi, vặn hoặc ngửa cổ. Cơn đau lan dần xuống vùng vai và tay, đau tăng khi cầm nắm vật nặng hoặc vận động nặng.
- Cấp độ II: Cơn đau bắt đầu lan rộng từ vùng cổ ra tai và lên đầu. Tất cả những vận động liên quan đến cổ đều gây ra cảm giác đau nhức khó chịu.
- Cấp độ III: Người bệnh thường xuyên bị nhức đầu vùng chẩm, trán, lan tới bả vai. Vận động của bàn tay bị hạn chế đáng kể, không thể cầm nắm chắc mà chỉ còn lại cảm giác tê buốt như có kim châm. Một số người bệnh còn thường ngáp, nấc cụt hoặc chảy nước mắt khi hoạt động.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là căn bệnh xương khớp tiến triển âm thầm nhưng lại mang nhiều biến chứng nguy hiểm cần phải can thiệp sớm. Không chỉ là các cơn đau, Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn gây tê buốt, mất cảm giác từ cổ lan dọc xuống tay mà còn có thể khiến người bệnh gặp phải:
Đột quỵ
Đột quỵ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép lên dây thần kinh khiến quá trình lưu thông máu đến não bị tắc nghẽn, hệ động mạch đốt sống chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khiến người bệnh dễ bị choáng váng đột ngột, nhức đầu, thậm chí là đột quỵ gây tử vong nếu không kịp thời cứu chữa.
Hẹp ống sống cổ
Thời gian dài mắc Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dễ khiến người bệnh cảm thấy đau mỏi vùng vai gáy thường xuyên, tê mỏi tay chân trầm trọng… Đây là dấu hiệu của bệnh Hẹp ống sống cổ – Bệnh lý xảy ra sớm bởi Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Hội chứng chèn ép tủy
Tủy sống được biết đến là phần nối dài từ bộ não, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phản xạ của cơ thể. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép lên tủy sống thời gian dài khiến người bệnh dễ mắc Hội chứng chèn ép tủy, gây bại liệt, thậm chí là tử vong.
Bại liệt toàn thân
Nếu người bệnh mãi chủ quan mà không điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sớm có thể khiến cảm giác tê ngứa, đau buốt kéo dài, chèn ép dây thần kinh làm hạn chế vận động gây teo cơ và dẫn đến bại liệt hoàn toàn do khả năng vận động đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Cách điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thuốc giảm đau
Các loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm có chứa steroid (NSAID) như naproxen, ibuprofen, corticoid… Có tác dụng giảm đau tức thì. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc giảm đau thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng như nhờn thuốc, viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận…
Phẫu thuật
Phẫu thuật thay đĩa đệm và phẫu thuật cắt bỏ nhân nhầy thoát vị là hai phương pháp phẫu thuật được nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được chỉ định cho trường hợp bệnh quá nặng và tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng sau mổ, bệnh tái phát, sốc phản vệ… Do đó, người bệnh cần tìm hiểu cũng như suy nghĩ kỹ trước khi chọn phẫu thuật.
Điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không thuốc, không tiêm, không phẫu thuật
Trị liệu thần kinh cột sống bằng phương pháp Vật lý trị liệu kết hợp máy móc công nghệ cao đã được Hội đồng chuyên gia Cơ – Xương – Khớp MBJ thiết kế và điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân một cách an toàn mà không cần dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật, không để lại di chứng.
MBJ điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không thuốc
Bên cạnh hàng loạt các thiết bị công nghệ cao nhập khẩu 100% như Sóng xung kích Shockwave, Trị liệu cường độ cao Laser Therapy, Giảm đau đa điểm Tecar Therapy… Phòng khám MBJ còn xây dựng các bài tập Phục hồi chức năng độc quyền giúp bảo vệ tối đa sức khỏe cột sống bệnh nhân và ngăn chặn hiệu quả nguy cơ tái phát bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là căn bệnh nguy hiểm và cần được điều trị sớm nhất có thể! Vì vậy ngay khi phát hiện những cơn đau bất thường nên đặt lịch thăm khám và điều trị cùng bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để tránh “bệnh liệt rồi mới chữa nhé”.
—————
MBJ – PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO TIÊU CHUẨN MỸ
Địa chỉ: 12H Đường N2, TTTM Bạch Đằng, P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Đặt lịch thăm khám cùng MBJ: 077 822 2929 hoặc 090 158 5193
Website: phongkhammbj.com